Người làm truyền thông là ai trong thế giới của AI?

Đó là chủ đề workshop Khoa Truyền thông sáng tạo tổ chức chiều nay 22/1 cho giảng viên và một số sinh viên của Khoa. Diễn giả là Thạc sĩ báo chí Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty truyền thông SOHA.

Diễn giả ThS. Bùi Việt Hà

Dẫn trường hợp phải phỏng vấn một giám đốc doanh nghiệp ở Phần Lan, trong khi chỉ có 45 phút trên xe tới doanh nghiệp để chuẩn bị khi chưa có trong tay bất kì thông tin gì về doanh nghiệp và về ông giám đốc này, Diễn giả đã trỏ ra cách chỉ mất ít phút nhờ vào ChatGPT. Hơn thế, lại có được những câu hỏi hay cho cuộc phỏng vấn. Và thay vì bóc band mất một vài giờ như trước đây thì nay cũng chỉ tốn vài phút.

Các giảng viên và sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo tại workshop

Theo cách thức khai thác công cụ thông minh và phân tích dữ liệu mà nó cung cấp, ThS. Việt Hà cho rằng người làm truyền thông thời nay nhờ vào công cụ rất thông minh này vừa có được lợi thế nhưng cũng rất dễ rủi ro. Vấn đề là làm thế nào để khai thác lợi thế của công cụ mà hạn chế được mặt tiêu cực của nó. Đồng thời người làm truyền thông cần nhận ra rằng dù thông minh nhưng công cụ này không thể thay thế hoàn toàn con người. Đây cũng là ý kiến của sinh viên Hải Vy phát biểu sau khi nghe Diễn giả thuyết trình. Thậm chí, sinh viên Nguyễn Duy Tân còn trỏ ra 3 điểm yếu nhất của ChatGPT.

Với tư cách là người nghe, thầy Trưởng Khoa cho rằng, dù thế nào thì người làm truyền thông cũng phải chú tâm đến mấy từ khóa: thông tin, dữ liệu, câu hỏi,..Những từ khóa này có tính hai mặt: một mặt, người làm truyền thông cần thông tin và dữ liệu làm tin bài, cần câu hỏi để phỏng vấn nhân vật (lấy thông tin) và để đặt cho ChatGPT. Mặt khác, người làm truyền thông phải cung cấp “thức ăn” cho ChatGPT, đó cũng là thông tin, dữ liệu (bao gồm cả tư liệu hồi cố ) và câu hỏi. Khi đã cần thông tin và dữ liệu, hiểu theo phương diện thứ nhất, người làm truyền thông vẫn phải đi, đến, thấy, hỏi, ghi (ghi âm, ghi chép, ghi hình). Và như vậy họ vẫn cần học và làm để có sản phẩm truyền thông chứ không thể trông cậy hoàn toàn vào công cụ thông minh của thời đại. Chỉ có điều cả người học lẫn người dạy truyền thông đã đến lúc đều cần phải thay đổi cách học cũng như phương pháp dạy, do chỗ giờ đây đã có thêm AI.

Một vài hình ảnh khác :

 

Tin: Vũ Quang Hào

Ảnh :  Nguyễn Đức Dũng

Call Now