“Gã khổng lồ” nào trong thế giới new media đang được người Việt yêu thích?

Các nền tảng mạng xã hội trong thế giới các phương tiện truyền thông mới được xem là những công cụ truyền thông không thể thiếu trong bối cảnh công nghệ số.

Theo số liệu từ We Are Social (một tổ chức chuyên nghiên cứu, phân tích về mạng xã hội toàn cầu), tính đến Tháng 2/2024 (số liệu mới nhất của tổ chức này), Việt Nam có tới 78,44 người sử dụng Internet, trong đó có 72,7 triệu người sử dụng mạng xã hội.

Trung bình, một người Việt sẽ bỏ ra hơn 6 giờ đồng hồ/ngày để sử dụng Internet. Đặc biệt, trong đó mỗi người bỏ ra 2 giờ 25 phút mỗi ngày để tiêu dùng sản phẩm truyền thông mạng xã hội. Tổ chức này cũng chỉ ra Facebook, TikTok, YouTube là những “gã khổng lồ” trong thế giới phương tiện truyền thông mới được nhiều người Việt sử dụng nhất. Ba nền tảng này đều có những thế mạnh khác nhau để thu hút người người dùng.

Ảnh: Internet

Facebook:

Có khoảng 73,7% dân số Việt Nam sử dụng mạng xã hội Facebook. Đây cũng là nền tảng được nhiều người Việt yêu thích nhất trong thế giới các phương tiện truyền thông mới. Đặc biệt, hệ thống tin nhắn Messenger của Facebook thu hút hơn 54 triệu tài khoản sử dụng. Người Việt sử dụng Facebook với mục đích kết nối, liên lạc, trao đổi thông tin với bạn bè, người thân. Ngoài ra, nền tảng này được nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng như một công cụ quan trọng để thực hiện các chiến lược quảng cáo, quảng bá thương hiệu (tỉ lệ tiếp cận quảng cáo trên Facebook lên đến 73.3%).

TikTok:

TikTok dù mới ra mắt ở Việt Nam vài năm nhưng đã thu hút 67,72 triệu người sử dụng. Nền tảng này hấp dẫn công chúng, đặc biệt là giới trẻ bởi có thế mạnh về sáng tạo và chia sẻ video rất nhanh chóng. Ngoài ra, TikTok còn thu hút GenZ bởi các trào lưu tạo trend, thử thách thách làm video theo xu hướng để chia sẻ với cộng đồng mạng. Chiến lược “hashtag”, “meme” nhằm tiếp cận công chúng nhiều hơn và nhanh hơn là những lợi thế rất lớn của TikTok.

YouTube

“Gã khổng lồ” YouTube thu hút khoảng 63.5 triệu người Việt sử dụng. Trong khoảng từ cuối năm 2022 đến cuối 2023, YouTube có đến hơn 600 triệu lượt truy cập. Ưu điểm của YouTube là có thể chia sẻ những video dài, truyền tải được những thông điệp và hình ảnh chân thực. We are Social cho biết một điều khá thú vị, người Việt thường sử dụng YouTube cho nhu cầu nghe nhạc, hát karaoke, xem phim và review.

“Tân binh” LinkedIn

LinkedIn ra đời năm 2003, đến nay đã có hơn gần 850 triệu người sử dụng tại hơn 200 quốc gia. Trên thế giới, LinkedIn được sử dụng khá rộng rãi, nhưng ở Việt Nam, mạng xã hội này được coi là “tân binh”.

Tuy vậy, với thế mạnh của mình, LinkedIn đang được nhiều người Việt quan tâm sử dụng. Thế mạnh của LinkedIn chính là giúp nhiều người có cơ hội tìm kiếm việc làm; là nền tảng thú vị cho các sinh viên tìm nơi thực tập phù hợp hoặc kết nối với nhà tuyển dụng cho những người mới ra trường. Ngoài ra, LinkedIn còn có giá trị chia sẻ về mặt học hỏi kỹ năng khởi nghiệp, hỗ trợ thành công trong sự nghiệp bằng cách tham gia nhóm thảo luận…

Hiện ở Việt Nam có 7.5 triệu người sử dụng LinkedIn, chủ yếu tập trung vào mục đích tìm kiếm việc làm, khởi nghiệp, học hỏi cách thức kinh doanh, tạo mạng lưới khách hàng…

Khoa Truyền thông sáng tạo- NTT nơi đào tạo truyền thông với tiêu chí

” dễ học, dễ làm, dễ tiệm cận xu hướng mới, dễ được dùng sản phẩm và dễ có thu nhập”

We Are Social cũng cho biết, trung bình một tháng, người Việt bỏ ra hơn 41 giờ để “lướt” TikTok, tiêu thụ hơn 28 giờ để “dạo” Facebook và dùng hơn 26 giờ để xem YouTube.

Qua những số liệu trên cho thấy yếu mạng xã hội trong thế thế giới các phương tiện truyền thông mới là những công cụ truyền thông không thể thiếu trong bối cảnh công nghệ số. Điều này chứng minh rằng công chúng ngày nay sẽ không đơn thuần là “Listeners” (nghe), “Readers”(đọc) hay “Viewers”(xem) mà chính là “Audience” khi hội tụ tất cả các yếu tố xem – nghe – nhìn cùng với tư cách nhận định, bản biện và phản hồi thông điệp (công chúng số).

Có thể thấy, một số lợi thế về “bề nổi” của phương tiện truyền thông mới là: Thông tin nhanh, giao diện đẹp, lưu trữ tốt. Ngoài ra, với đặc điểm công chúng của truyền thông mới là công chúng số (audience), nên mạng xã hội được thúc đẩy với đặc điểm giao lưu, thảo luận trực tiếp và phản hồi, tương tác rất nhanh.

Tuy vậy, người sáng tạo nội dung số cần có tư duy và góc nhìn phù hợp khi sản xuất sản phẩm và lựa chọn công cụ truyền thông phù hợp với nhiều đối tượng công chúng số. Ngoài ra, sản xuất sản phẩm truyền mạng xã hội cũng cần lưu ý đến đặc điểm ngôn ngữ, phương tiện cận ngôn ngữ (hình ảnh, ảnh chụp, siêu văn bản, video, âm nhạc, ký hiệu đồ họa) và tất nhiên phải có khả năng hiểu biết về kỹ thuật số.

                      TS. Nguyễn Thị Thoa

Call Now