KHOA TRUYỀN THÔNG SÁNG TẠO- NƠI ƯƠM MẦM NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỦA THỜI ĐẠI SỐ

Trong kỷ nguyên số, khi mỗi cú click có thể làm bùng nổ dư luận, người làm truyền thông không chỉ cần sáng tạo mà còn phải kể chuyện một cách chiến lược, có đạo đức và hiểu pháp luật. Tại Khoa Truyền thông sáng tạo – Đại học Nguyễn Tất Thành, đang đào tạo những người kể chuyện không chỉ đơn thuần là truyền thông, mà làm truyền thông có tầm – có tâm – và có trách nhiệm.

Khi kể chuyện trở thành chiến lược, nghề nghiệp và sứ mệnh

Chưa bao giờ trong lịch sử, việc “kể một câu chuyện” lại trở nên quyền lực như hiện nay. Một bài viết trên mạng xã hội có thể làm chao đảo một thương hiệu. Một video ngắn có thể thay đổi suy nghĩ của hàng triệu người. Trong thời đại số, khi thông tin lan truyền theo cấp số nhân, thì mỗi dòng chữ, mỗi cú click, mỗi hashtag đều mang tiềm năng tạo ra ảnh hưởng – tích cực hoặc tiêu cực. Và ở trung tâm của “cuộc chơi” đầy thách thức này là những người kể chuyện thời đại mới: những người làm truyền thông và quan hệ công chúng (PR). Họ không đơn thuần là người viết nội dung hay sản xuất video. Họ là những nhà kiến tạo thông tin, những người thấu hiểu công chúng và dẫn dắt cảm xúc xã hội bằng tư duy hệ thống, sự nhạy bén về công nghệ, kỹ năng sáng tạo đa phương tiện, và – quan trọng nhất – nền tảng đạo đức và hiểu biết pháp luật vững vàng. Tại Khoa Truyền thông sáng tạo – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) “kể chuyện” không chỉ là một kỹ năng. Đó còn là một sứ mệnh nghề nghiệp, một hành trình học tập gắn liền với trách nhiệm xã hội.

Truyền thông hiện đạiđạo đức và pháp luật được xem là kim chỉ nam

Một chiến dịch truyền thông chỉ thực sự thành công khi người làm nghề biết kể đúng lúc – đúng cách – đúng nền tảng – đúng giá trị. Nhưng điều đó chưa đủ. Trong một thế giới mà sự minh bạch và tính trách nhiệm ngày càng được đặt lên hàng đầu, người làm truyền thông còn cần phải “kể chuyện đúng đạo đức, đúng pháp luật”.  Khoa Truyền thông sáng tạo – NTTU đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố này trong quá trình giảng dạy. Sinh viên không chỉ học cách sáng tạo nội dung mà còn được trang bị kiến thức sâu sắc về đạo đức nghề truyền thông: Tránh thao túng thông tin, tôn trọng quyền riêng tư, trung thực và có trách nhiệm xã hội. Pháp luật truyền thông: Bản quyền, sở hữu trí tuệ, quy định về phát ngôn, quảng cáo đúng sự thật, xử lý khủng hoảng truyền thông trong khuôn khổ pháp lý. Mỗi môn học, mỗi dự án, mỗi tình huống giả lập đều được thiết kế để sinh viên “tự quản trị bản thân” – về cảm xúc, kỹ năng, trách nhiệm và giới hạn pháp lý. Đây không chỉ là điều kiện cần để làm nghề, mà là điều kiện đủ để hành nghề một cách bền vững và có đạo đức trong môi trường truyền thông toàn cầu.

Học để làm – Làm để dẫn dắt

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng  tại Khoa Truyền thông sáng tạo – NTTU học nghề” ngay từ ngày đầu bước chân vào giảng đường. Các bạn không chỉ học về thương hiệu, công chúng và xu hướng. Họ được trải nghiệm nghề thật – làm chiến dịch thật – sản xuất nội dung thật ngay trong từng học kỳ. Câu chuyện “học để hành – học để làm nghề” không còn là khẩu hiệu. Đó là thực tế đang diễn ra mỗi ngày trong lớp học – nơi sinh viên Học để làm thật – Làm để sáng tạo – Sáng tạo để khác biệt.

Truyền thông -nghề của sự linh hoạt và đa kỹ năng

Truyền thông không chỉ là viết một bài báo, đăng một tấm ảnh hay quay một video. Đó là sự kết hợp của tư duy, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng thích ứng nhanh với môi trường số. Người làm truyền thông hôm nay có thể là một người sản xuất các sản phẩm truyền thông, một biên tập viên, ngày mai là một nhà tổ chức sự kiện và tuần sau là người xây dựng chiến dịch viral trên mạng xã hội. Họ cần làm chủ công nghệ, viết tốt, nói thuyết phục, nắm bắt xu hướng và biết lắng nghe công chúng. Chính vì vậy, truyền thông trở thành nghề “đa kỹ năng” trong thời đại số.

Người làm truyền thông hôm nay phải là một “người kể chuyện” đa năng. Không chỉ viết tốt, họ còn phải biết thiết kế, dựng video, phát biểu trước công chúng, hiểu dữ liệu người dùng, biết cách “bắt trend” trên mạng xã hội và xây dựng chiến lược cho thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp. Tại Khoa Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng không chỉ được đào tạo chuyên sâu, mà còn được đào tạo theo hướng “đa kỹ năng – đa nền tảng – đa lĩnh vực”:

Tư duy truyền thông : nhìn ra được bản chất của sự kiện và chủ đề, nhìn ra góc nhìn riêng, có ý tưởng để sáng tạo, biết tạo ra thông điệp và gửi gắm nó tới công chúng…

Kỹ năng sáng tạo đa phương tiện: thành thục thao tác sản xuất nội dung bằng text, hình ảnh, âm thanh, video, infographics, podcast…

         Làm chủ công nghệ số: Người học ngành này trong giai đoạn hiện nay cần làm chủ công nghệ theo hướng sử dụng được công nghệ và kỹ thuật truyền thông . Theo đó , thành thục trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật của ngành truyền thông ; sử dụng được những phần mềm tối thiểu cần yếu để sản xuất các sản phẩm truyền thông hoặc những sản phẩm phụ trợ cho truyền thông; nắm bắt các nguyên lý cơ bản trong hoạt động ứng dụng công nghệ; tiếp cận với trí tuệ nhân tạo và sử dụng nó phục vụ một số mục tiêu sản xuất;…

Vậy học ngành “thời thượng” này ở đâu để không chỉ giỏi lý thuyết mà còn tự tin làm nghề ngay khi ra trường? Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chính là những người có thể trả lời câu hỏi ấy bằng trải nghiệm thật:

Bạn Trương Ngọc Thắm, sinh viên năm 3 ngành Truyền thông đa phương tiện kể câu chuyện của mình:

 

“Là một sinh viên năm ba ngành Truyền thông đa phương tiện, chuyên ngành Truyền thông doanh nghiệp, em luôn cảm thấy may mắn vì đã chọn đúng nơi để gửi gắm đam mê và ước mơ nghề nghiệp của mình. Trước khi vào trường, em đã từng rất mơ hồ về công việc tương lai, nhưng chính môi trường học tập 

năng động và định hướng thực tiễn tại Khoa Truyền thông Sáng tạo đã giúp em có cái nhìn rõ nét hơn cho con đường mình sẽ đi….Những buổi học của chúng em không chỉ nằm trong sách vở, mà còn được tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị chuyên dụng, được làm việc theo quy trình sản xuất chuyên nghiệp giống như một tòa soạn, một trường quay thật sự. Chính những trải nghiệm quý báu ấy đã khiến em nhận ra niềm yêu thích mãnh liệt với mảng biên tập nội dung và sản xuất truyền hình – điều mà trước đây em chưa từng nghĩ đến”.Em chọn Truyền thông đa phương tiện tại Khoa Truyền thông sáng tạo của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành vì nơi đây không chỉ dạy cho những kiến thức về nghề, mà còn truyền cảm hứng, khơi dậy nhiệt huyết và giúp em tự tin chuẩn bị hành trang vững vàng cho tương lai. Với em, đây là một quyết định đúng đắn và đầy ý nghĩa.

 

Bạn Cao Trọng Phú, sinh viên năm 3 ngành Quan hệ công chúng chia sẻ:

Mình học PR là để kể những câu chuyện có giá trị, để kết nối mọi người và góp phần tạo nên những giá trị tích cực cho cộng đồng. Mình là Cao Trọng Phú một sinh viên năm 3 ngành Quan hệ Công chúng, PR không chỉ là một ngành học, mà còn là niềm đam mê và con đường sự nghiệp mình đã chọn.

Khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, niềm đam mê với truyền thông đã thôi thúc mình đến với ngành Quan hệ công chúng tại Khoa Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Sau gần 3 năm gắn bó, mình thực sự cảm thấy đây là quyết định đúng đắn. Một trong những điểm nổi bật là chương trình đào tạo chỉ trong 3 năm nhưng vô cùng thực tiễn. Không chỉ học lý thuyết  thuần tuý, chúng mình còn được trang bị kiến thức rộng về chiến lược truyền thông, quản lý khủng hoảng, tổ chức sự kiện. Khoa đặc biệt chú trọng tính ứng dụng qua việc thường xuyên tổ chức các chương trình trao đổi thực tế tại các cơ quan báo đài, doanh nghiệp và agency hàng đầu.

Điều này giúp sinh viên như mình trực tiếp cọ xát với môi trường làm việc, nắm bắt nhu cầu nhân lực tương lai và tự tin bắt tay vào công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Triết lý đào tạo của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp” là kim chỉ nam giúp mỗi sinh viên phát triển toàn diện. Chúng mình được học những kiến thức mới nhất, thực hành qua các dự án và trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết cho công việc. Ngoài ra, chính sách học phí ổn định cũng là một ưu điểm lớn. Suốt 3 năm học, học phí không tăng, ở mức 48 triệu đồng mỗi năm và được chia thành 3 kỳ đóng, rất linh hoạt và phù hợp với nhiều gia đình.

Cuối cùng, môi trường học tập năng động và sáng tạo tại Khoa là điều mình rất yêu thích. Từ các hoạt động chuyên môn, cuộc thi đến câu lạc bộ sinh viên, tất cả đều tạo cơ hội để chúng mình giao lưu, học hỏi, phát triển kỹ năng mềm và mở rộng các mối quan hệ cho tương lai. Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường học tập năng động, chương trình đào tạo thực tiễn và một tương lai rộng mở trong ngành truyền thông, hãy cân nhắc ngành Quan hệ công chúng tại Khoa Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.!

Bạn có thể là người kể chuyện tiếp theo tại NTTU?

Nếu bạn thích sáng tạo, yêu việc kể chuyện, không ngại thay đổi và muốn một nghề luôn bắt kịp thời đại, thì Truyền thông là lựa chọn đáng cân nhắc.

Nếu bạn có đam mê với hình ảnh, con chữ, video và muốn truyền cảm hứng bằng những câu chuyện chân thật – nếu bạn muốn học cách kể chuyện đúng lúc, đúng cách, đúng giá trị và đúng pháp luật – thì Khoa Truyền thông sáng tạo – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chính là nơi bạn có thể bắt đầu hành trình ấy. Trong một thế giới mà thương hiệu, cá nhân và tổ chức đều cần một giọng kể để chạm đến trái tim công chúng – bạn có thể là người viết nên những thông điệp đó.

Trương Ngọc Thắm – sinh viên năm 3 ngành Truyền thông đa phương tiện

(Khoa Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (nguồn: sinh viên cung cấp).

 Cao Trọng Phú – sinh viên năm 3 ngành Quan hệ công chúng, Khoa Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

(nguồn: sinh viên cung cấp).

Nguyễn Thị Xuân Lộc

 

 

Call Now