Thuật ngữ “đa phương tiện” xuất hiện trên thế giới vào khoảng năm 1995, được định nghĩa với một loạt các công nghệ sản xuất, xử lý và phân phối truyền thông dựa trên máy tính và mô tả một thể loại truyền thông được đặc trưng bởi sự hội tụ kỹ thuật số và tích hợp đồ họa, văn bản, âm thanh, video, hoạt hình và tính toán tương tác.Khi thiết kế đồ hoạ truyền thống kết hợp với đa phương tiện thì hàng loạt thể loại mới thuộc lĩnh vực này ra đời. Nó tập trung vào việc tối đa hóa tiềm năng đa phương tiện như một công cụ giao tiếp hiệu quả thông qua thiết kế nội dung, sử dụng tích hợp các công nghệ âm thanh, video và trình bày trong lĩnh vực kinh doanh, máy tính và người tiêu dùng với các lĩnh vực trọng tâm như: Thiết kế giao diện người dùng (UI), thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), thiết kế và phát triển các giải pháp web, video kỹ thuật số, trò chơi tương tác, dịch vụ di động, giao tiếp trên truyền thông xã hội, lập trình và đổi mới tinh thần kinh doanh, phim ảnh, quảng cáo truyền hình, phim hoạt hình, thiết kế game tương tác, môi trường ảo, thực tại ảo…Nhưng không phải vì thế mà các thể loại của thiết kế đồ họa truyền thống bị lãng quên và đây là một số ví dụ phổ biến của thiết kế đồ họa có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Logo: Biểu tượng thương hiệu của một công ty hoặc tổ chức. Bộ nhận diện thương hiệu gồm: logo, màu sắc, phông chữ và hướng dẫn sử dụng để thể hiện thương hiệu một cách thống nhất. Banner và Poster: Được sử dụng cho quảng cáo, sự kiện, hoặc thông báo. Brochure và Catalog: Tài liệu in ấn để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ. Packaging Design: Thiết kế bao bì sản phẩm để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng. Website Design: Giao diện và trải nghiệm người dùng trên trang web. UI/UX Design: Thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng cho ứng dụng di động hoặc phần mềm. Ảnh và Video: Sáng tạo hình ảnh hoặc video để sử dụng trong marketing hoặc truyền thông. Infographic: Biểu đồ, đồ thị hoặc hình ảnh minh họa để trình bày thông tin một cách dễ hiểu. Sách và ebook Design: Thiết kế bìa và bố cục cho sách và sách điện tử.Điều này đã chứng tỏ vai trò của thiết kế đồ họa (graphic design) trong ngành truyền thông đa phương tiện càng trở nên cần thiết và đem lại hiệu quả khi truyền tải thông điệp như:
- Tạo ấn tượng ban đầu: Đồ họa là một phần quan trọng của thiết kế trang web, ứng dụng di động và các phương tiện trực quan khác. Nó giúp tạo ra ấn tượng ban đầu mạnh mẽ với người sử dụng, khi họ truy cập trang web hoặc tương tác với ứng dụng.
- Truyền đạt thông điệp: Đồ họa có khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Nó có thể biểu đạt ý nghĩa, tôn vinh thương hiệu, và giải thích các khái niệm phức tạp thông qua hình ảnh và biểu đồ.
- Xây dựng thương hiệu: Thiết kế đồ họa giúp xây dựng và duy trì thương hiệu của một tổ chức hoặc sản phẩm. Một biểu tượng mạnh mẽ, logo, màu sắc và kiểu chữ độc đáo có thể tạo nên sự nhận diện thương hiệu tốt nhất.
- Tạo trải nghiệm người dùng (UX): Trong truyền thông đa phương tiện, đồ họa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng. Cách mà các yếu tố hình ảnh được thiết kế có thể ảnh hưởng đến cách người dùng tương tác và trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Thiết kế cho các phương tiện khác nhau: Thiết kế đồ họa có thể được sử dụng trong nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm in ấn, truyền hình, truyền hình trực tuyến, quảng cáo và nhiều ứng dụng kỹ thuật số khác.
- Tạo sự kết nối cảm xúc: Thiết kế đồ họa có thể tạo ra sự kết nối cảm xúc với khán giả. Hình ảnh và thiết kế sáng tạo có thể gợi lên cảm xúc, tạo ra sự tương tác mạnh mẽ và gắn kết với người xem hoặc người tiêu dùng.
Tóm lại, thiết kế đồ họa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và truyền thông hiệu quả trong môi trường truyền thông đa phương tiện.
Một số thiết kế sản phẩm, ấn phẩm đồ hoạ phục vụ cho việc truyền thông
Thiết kế bìa Sách và Standee giới thiệu sách “Nam Miên Phật tông” của SV Nguyễn Thanh Trà (Lớp D16_TK03ĐH), Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn do giảng viên Nguyễn Thị Phương Dung hướng dẫn
Tác phẩm “vườn Dâu” và thiết kế postcard, poster của SV Trần Ngọc Phông (Lớp D16_TK03ĐH), Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn do giảng viên Nguyễn Thị Phương Dung hướng dẫn. Và ứng dụng thiết kế bao bì cho sản phẩm Trà hoa (thuộc đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng hiệu quả tranh in trong tạo mẫu đồ hoạ”
Một số hình ảnh thiết kế cho bộ nhận diện thương hiệu của SV Võ Thanh Vân (Lớp D20_TK03ĐH),Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thiết kế
Một số hình ảnh thiết kế thuộc đồ án quảng cáo và đồ án thực tập chuyên ngành của SV Nguyễn Thị Anh Thư (Lớp D20_TK03ĐH), Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thiết kế
Phương Dung