Hành trình khám phá hệ sinh thái truyền thông thủ đô

Khi những tia nắng đầu hè trải dài trên khắp các góc đường, tháng 6 đã một lần nữa trở lại – chính thức khởi động hành trình đặc biệt cho những trái tim trẻ mang trong mình sự nhiệt huyết và tinh thần dấn thân. Không chỉ là chuyến tham quan, mà còn là hành trang, cơ hội để các “cô, cậu bé” đam mê với lĩnh vực truyền thông được bổ sung kiến thức, khát khao học hỏi và khám phá, mở ra cánh cửa đến thế giới nghề nghiệp đầy hứa hẹn.

2 giờ sáng ngày 3/6, không khí tại ga quốc nội T3 (sân bay Tân Sơn Nhất) trở nên rộn ràng hơn bao giờ bởi sự xuất hiện của thầy cô giảng viên, sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo. Chuyến bay đến Hà Nội lần này có ý nghĩa hơn một hành trình thông thường; đây là cơ hội vàng để những tài năng trẻ mang theo khát vọng được “dấn thân” vào thực tế của ngành truyền thông. Đây không phải lần đầu tiên em dậy sớm như vậy, cũng chẳng phải lần đầu tiên đến với sân bay Tân Sân Nhất nhưng cảm xúc lần này là sự hồi hộp, nôn nao vì chính bản thân em cũng không ngờ mình được chạm tay vào ước mơ mà mình hằng mong mỏi.

Với Thầy-Cô trước Lăng Bác

Chuyến đi không chỉ dừng lại ở việc tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội đến độ hè về, mà tại đây, sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo còn học tập và được “chạm” vào nghề. Một chân trời của đam mê mở ra khi các bạn trẻ được đến thăm các cơ quan báo chí lớn, như: VTV, VOV, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Văn phòng Báo Tuổi Trẻ cùng ban truyền thông của tập đoàn lớn của Việt Nam (BIDV, EVN)…

Đài Hà Nội chiều 3/6

Chiều hôm ấy, giữa lòng thủ đô ngàn năm văn hiến, những sinh viên truyền thông trẻ có buổi ghé thăm đầy ý nghĩa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đây không chỉ là một chuyến tham quan đơn thuần; đó là khoảnh khắc mà chúng em lần đầu tiên được thực sự chạm vào hơi thở của nghề.

Tại Đài Hà Nội

Không gian của đài vừa hiện đại, năng động, vừa giữ trọn nét thanh lịch, nền nã của đất Hà thành. Nhưng điều khiến em ấn tượng hơn hết chính là những chia sẻ chân thực. Không hoa mỹ hay hàn lâm, anh chị đã kể về hành trình chuyển đổi số đầy thử thách của đài, từ những bước đi truyền thống đến việc làm chủ các nền tảng công nghệ hiện đại. Những câu chuyện tưởng như nhẹ nhàng nhưng là cả một hành trình cố gắng của biết bao công sức, khơi gợi trong tâm trí những người trẻ nhiều ý tưởng mới mẻ để theo kịp dòng chảy truyền thông số.

Khi chiêm ngưỡng sản phẩm “Thanh âm Hà Nội”, cả đoàn như không khỏi bất ngờ và hào hứng. Đó không chỉ là sự kết hợp của âm nhạc và hình ảnh, mà là những cảm xúc chân thật chạm đến trái tim của những người làm truyền thông thầm lặng, những người đã có một tình cảm rất riêng dành cho thủ đô thân thương.

Ghé thăm trường quay S5, bản thân em không khỏi lạ lẫm và choáng ngợp. Mỗi góc máy, mỗi chi tiết trong không gian ấy đều ẩn chứa một thông điệp rõ ràng. Em nhận ra, để tạo ra một sản phẩm chất lượng, không chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài hào nhoáng của nó mà người làm nghề cần sự chăm chút, tỉ mỉ; phải quan sát thật nhiều trên từng khung hình, từng cú máy, từng góc quay hay thậm chị từng chi tiết nhỏ nhất cũng phải chỉn chu.

Việc được đặt chân tới một đài lớn, có tuổi đời phát triển lâu năm đã là một vinh dự rất lớn của em. Thế nhưng, trước khi rời đi, em và các thầy cô, các bạn sinh viên đã nhận được món quà kỷ niệm tuy nhỏ bé về hình thức nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần to lớn: một chiếc USB có những bài hát về Thủ đô Hà Nội – đó chính là công sức, thành quả và là niềm tin của mỗi anh chị đứng sau sản phẩm ấy.

Tại Đài Hà Nội, em không chỉ đến để nghe, mà còn để cảm nhận và đặt mình vào vị trí của người làm nghề. Để rồi thấm thía và nhận ra rằng, truyền thông không chỉ là một công việc, mà còn là một hành trình đầy trách nhiệm khi người làm truyền thông kể những câu chuyện tử tế bằng cả trái tim và sự chân thành thông qua từng tác phẩm mà đôi khi khán giả chẳng biết họ là ai.

Hai đài quốc gia

Ngay khi cánh cửa trường quay S4 của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) mở ra, một thế giới hoàn toàn khác biệt hiện lên trước mắt em. Đó không còn là hình dung mơ hồ từ những bài giảng, mà là một cánh cửa nghề nghiệp đúng nghĩa, nơi cả một hệ thống sản xuất sản phẩm truyền thông đang vận hành một cách sống động, trực quan. Cảm xúc lúc ấy thật dạt dào, khó tả.

Tại Đài Truyền hình Việt Nam 

Trước mắt em lúc bấy giờ là những chiếc camera robot chuyển động linh hoạt, dàn màn hình sắc nét hiển thị liên tục cùng hệ thống âm thanh sống động đến từng chi tiết. Mỗi thành viên trong đoàn đều có cơ hội hiếm hoi được trải nghiệm lên hình như một phát thanh viên thực thụ. Biên tập viên Hữu Bằng (một người dẫn chương trình kỳ cựu của đài) không chỉ tận tình hướng dẫn, hỗ trợ trên trường quay, mà còn cặn kẽ giải thích quy trình sản xuất – những kiến thức thực tế, sống động mà chúng em chưa từng được học trong sách vở.

Rời trường quay, tiếp tục hành trình khám phá tại Ban Thời sự (VTV1). Dù đang trong giai đoạn chuẩn bị lên sóng, nhưng các anh chị biên tập viên dày dạn kinh nghiệm vẫn nở nụ cười thân thiện, dành thời gian chia sẻ về cơ cấu tổ chức, những xu hướng mới trong quy trình sản xuất tin tức chính luận. Kế đến, Phòng Thể hiện sáng tạo mang đến một không khí hoàn toàn khác – sôi nổi với những thiết kế đồ họa độc đáo và video chuyển động ấn tượng. Đây là lần đầu tiên em được tận mắt chứng kiến cách truyền thông đa phương tiện được vận hành trong môi trường chuyên nghiệp.

Tiếp nối hành trình, cả đoàn đặt chân đến Ban Văn hóa – Giải trí (VTV3), và thực sự ngỡ ngàng trước một không gian rực rỡ ánh sáng, với sân khấu được thiết kế hiện đại cùng phong cách sản xuất đậm chất VTV3 – đầy sôi động và chuyên nghiệp. Giữa muôn vàn ánh đèn sân khấu, hình ảnh một MC nổi tiếng xuất hiện, càng khẳng định: Một chương trình truyền hình thành công là kết quả của sự đầu tư, chỉn chu, phối hợp ăn ý và quá trình sáng tạo nghiêm túc không ngừng nghỉ.

Tầng 28 của tòa nhà VTV không chỉ đơn thuần là khoảng thời gian nghỉ ngơi, nạp năng lượng. Đó là cơ hội quý báu để chúng tôi lắng nghe những chia sẻ sâu sắc về vai trò then chốt của sáng tạo trong truyền thông hiện đại. Câu nói “không có ý tưởng, không có truyền thông” vang vọng, như một lời nhắc nhở mạnh mẽ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tư duy của nhiều sinh viên trẻ chúng em về giá trị cốt lõi của nghề.

Buổi chiều cùng ngày, hành trình tiếp tục tại Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) – nơi được mệnh danh là tiếng nói của đất nước suốt 80 năm qua. Tại đây, em được tham quan trực tiếp các phòng thu, và đặc biệt ấn tượng khi nghe những phân tích sâu sắc về cách thức truyền thông chính trị được chuyển tải tinh tế qua từng giọng đọc. Một cán bộ phụ trách chuyên môn đã giúp em nhận ra rằng, dù hoạt động thầm lặng, nhưng phát thanh sở hữu một sức lan tỏa mạnh mẽ và khả năng thuyết phục đáng kinh ngạc.

Tại Đài Tiếng nói Việt Nam

Chúng em đến tòa soạn báo điện tử của đài (vov.vn) trong không gian số hiện đại, nơi guồng quay tin tức diễn ra liên tục không ngừng nghỉ và thông tin được cập nhật tức thì. Tại đây, các anh chị biên tập viên không chỉ tận tình chia sẻ về khối lượng công việc khổng lồ, mà còn bày tỏ mong muốn được chào đón sinh viên đến thực tập và học hỏi kinh nghiệm.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ và xúc động nhất là khi bước vào phòng biên tập và được tất cả các anh chị đứng dậy chào đón nồng nhiệt. Cử chỉ tưởng chừng nhỏ bé ấy có sức lay động lớn lao, khiến em có cảm nhận sâu sắc sự trân trọng của anh chị dành cho thế hệ trẻ.

“Trở về nhà giữa lòng thủ đô”

Giữa tiết trời Hà Nội vào hạ, khi những cơn gió Hồ Tây lộng qua mặt hồ rộng lớn với chu vi 22km, những sinh viên chuyên ngành truyền thông đã có một cuộc hẹn ghé thăm Văn phòng Báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội.

Văn Phòng Đại diện báo Tuổi trẻ Tại Hà Nội

Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên đặt chân đến, cảm giác không phải là xa lạ mà là một sự ấm áp thân thuộc đến lạ kỳ, như thể chúng tôi đang trở về chính mái nhà của mình.

Bởi lẽ, với sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo chúng em, Báo Tuổi Trẻ ở TP. Hồ Chí Minh không chỉ là một tờ báo lớn, mà còn là “ngôi trường nghề” đúng nghĩa. Nơi ấy, từng mở rộng vòng tay, tận tình chỉ dẫn và kiên nhẫn đồng hành cùng những người trẻ còn bỡ ngỡ bước chân vào nghề. Chính tại đó, chúng em được va chạm thực tế, được thực hành, và quan trọng hơn cả là được truyền lửa đam mê để làm nghề bằng cả trái tim và lý tưởng.

Tại Văn phòng Hà Nội, dù cuộc gặp gỡ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, nhưng những giá trị nhận lại vô cùng sâu sắc. Nhà báo Đà Trang đã dành cho chúng tôi những lời chia sẻ không chỉ sắc bén về nghề, mà còn mở ra những định hướng tương lai cho những người trẻ như chúng tôi. Anh chia sẻ về hành trình làm nghề của bản thân, những kỷ niệm khó quên trên hành trình ấy một cách “dí dỏm” nhưng rất thu hút. Không phải là những lý thuyết khô khan, đó là những công thức quý được chắt lọc từ kinh nghiệm thực tiễn của một nhà báo kỳ cựu, minh họa bằng những câu chuyện sống động và chân thật.

Cuộc gặp gỡ ấy không chỉ dừng lại ở những câu chuyện được chia sẻ, mà còn mảnh ghép đẹp trong bức tranh “chạm” nghề của em. Khi rời văn phòng, mỗi người đều mang theo một cảm xúc đong đầy, đó là lòng biết ơn chân thành, sự tin tưởng vững chắc vào con đường đã chọn; sẵn sàng tiếp tục viết nên câu chuyện truyền thông của riêng mình với hành trang tri thức cùng một trái tim được sưởi ấm từ nơi mà chúng tôi gọi là “nhà”.

Truyền thông ở doanh nghiệp lớn

Đã không có ít lần em được nghe giảng về những câu chuyện truyền thông doanh nghiệp và được học những lý thuyết ấy. Trong từng chi tiết nhỏ, từng việc làm nhỏ cũng có thể thấy, việc truyền thông cho doanh nghiệp không phải là chuyện dễ dang mà nó là nỗ lực của cả một tổ chức, thành quả lao động của một tập thể.

Chiều 5/6, khái niệm “truyền thông doanh nghiệp” mà em từng học trên giảng đường mới thực sự trở nên sống động. Khi chúng em – đoàn sinh viên Khoa Truyền thông Sáng tạo đặt chân đến BIDV – một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, em mới thực sự chạm vào lĩnh vực này bằng tất cả giác quan và cảm xúc.

Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên đặt chân đến, cảm giác không phải là xa lạ mà là một sự ấm áp thân thuộc đến lạ kỳ, như thể chúng tôi đang trở về chính mái nhà của mình.

Bởi lẽ, với sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo chúng em, Báo Tuổi Trẻ ở TP. Hồ Chí Minh không chỉ là một tờ báo lớn, mà còn là “ngôi trường nghề” đúng nghĩa. Nơi ấy, từng mở rộng vòng tay, tận tình chỉ dẫn và kiên nhẫn đồng hành cùng những người trẻ còn bỡ ngỡ bước chân vào nghề. Chính tại đó, chúng em được va chạm thực tế, được thực hành, và quan trọng hơn cả là được truyền lửa đam mê để làm nghề bằng cả trái tim và lý tưởng.

Tại Văn phòng Hà Nội, dù cuộc gặp gỡ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, nhưng những giá trị nhận lại vô cùng sâu sắc. Nhà báo Đà Trang đã dành cho chúng tôi những lời chia sẻ không chỉ sắc bén về nghề, mà còn mở ra những định hướng tương lai cho những người trẻ như chúng tôi. Anh chia sẻ về hành trình làm nghề của bản thân, những kỷ niệm khó quên trên hành trình ấy một cách “dí dỏm” nhưng rất thu hút. Không phải là những lý thuyết khô khan, đó là những công thức quý được chắt lọc từ kinh nghiệm thực tiễn của một nhà báo kỳ cựu, minh họa bằng những câu chuyện sống động và chân thật.

Cuộc gặp gỡ ấy không chỉ dừng lại ở những câu chuyện được chia sẻ, mà còn mảnh ghép đẹp trong bức tranh “chạm” nghề của em. Khi rời văn phòng, mỗi người đều mang theo một cảm xúc đong đầy, đó là lòng biết ơn chân thành, sự tin tưởng vững chắc vào con đường đã chọn; sẵn sàng tiếp tục viết nên câu chuyện truyền thông của riêng mình với hành trang tri thức cùng một trái tim được sưởi ấm từ nơi mà chúng tôi gọi là “nhà”.

Truyền thông ở doanh nghiệp lớn

Đã không có ít lần em được nghe giảng về những câu chuyện truyền thông doanh nghiệp và được học những lý thuyết ấy. Trong từng chi tiết nhỏ, từng việc làm nhỏ cũng có thể thấy, việc truyền thông cho doanh nghiệp không phải là chuyện dễ dang mà nó là nỗ lực của cả một tổ chức, thành quả lao động của một tập thể.

Chiều 5/6, khái niệm “truyền thông doanh nghiệp” mà em từng học trên giảng đường mới thực sự trở nên sống động. Khi chúng em – đoàn sinh viên Khoa Truyền thông Sáng tạo đặt chân đến BIDV – một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, em mới thực sự chạm vào lĩnh vực này bằng tất cả giác quan và cảm xúc.

Tại BIDV

Không gian hiện đại và trang nghiêm bất ngờ đón chào chúng em, như đưa cả đoàn vào một thế giới hoàn toàn khác biệt. Một chi tiết khá thú vị khi trên màn hình trình chiếu xuất hiện dòng chữ chào mừng đoàn sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành), và chính khoảnh khắc ấy, một niềm tự hào trào dâng đến nghẹn ngào khi được một tập đoàn lớn đón tiếp đoàn một cách trang trọng và kỹ lưỡng, chúng tôi hiểu rằng mình đang đứng trước một “bài học” quan trọng hơn bất kỳ giáo trình nào.

Phần chia sẻ của Giám đốc Ban Truyền thông và Thương hiệu BIDV – một con người giàu kinh nghiệm nhưng vô cùng gần gũi đã mở ra cánh cửa chân thực vào thế giới làm nghề. Không tô vẽ hay hoa mỹ, đó là những bài học “xương máu” về cách gìn giữ uy tín thương hiệu, cách tổ chức một bộ máy truyền thông nội bộ chặt chẽ, hay cả những khoảnh khắc đối mặt với khủng hoảng tưởng chừng bế tắc.

Khi tham quan phòng truyền thống của ngân hàng, nhiều bạn trong đoàn đã choáng ngộp trước bề dày lịch sử của đơn vị. Suốt bao năm hình thành, phát triển, và vượt qua biết bao biến động của thời cuộc, tất cả đều được lưu giữ cẩn trọng qua từng tư liệu quý giá. Buổi trải nghiệm khép lại bằng bữa tối thân mật tại một nhà hàng cổ kính, nơi mà cả đoàn được thưởng món ăn đặc sản tại chốn Hà Thành này. Không còn khoảng cách giữa “người truyền lửa” và “sinh viên” chỉ còn lại một buổi tối ấm áp, nơi truyền thông không còn là một môn học khô khan, mà trở thành cầu nối kết nối con người với con người, kết nối tri thức với tri thức.

Phòng Truyền thống của EVN

Còn tại Phòng Truyền thống của EVN, chúng em không chỉ được nghe về chặng đường phát triển đầy ấn tượng của ngành điện, mà hơn hết, còn cảm nhận rõ nét niềm tự hào từ những thế hệ con người đã và đang cống hiến thầm lặng để thắp sáng đất nước. Đối với những sinh viên truyền thông như chúng em, đây thực sự là một “lớp học” sống động, chứa đựng vô vàn cảm hứng.

Trở về sau hành trình ý nghĩa

4 ngày 3 đêm trôi qua nhanh chóng, nhẹ nhàng và chất chứa nhiều cảm xúc khó tả. Đã quen với sự rộn ràng mỗi sáng khi chuẩn bị tới một điểm tham quan, đã quen với lời nhắc nhở của các thầy cô: “Các bạn đã dậy hết chưa, chuẩn bị ăn sáng nhé”. Đặc biệt, chẳng biết từ giây phút nào em trở nên gắn bó với 10 gương mặt thân thương, sự quan tâm chăm sóc của thầy cô và chuyến đi trở nên đong đầy cảm xúc hơn qua từng chặng đường, mỗi câu chuyện được kể. Thế mới thấy vẻ đẹp của thủ đô thật lạ lẫm nhưng không kém phần gần gũi, gây thương nhớ đối với những người “làm truyền thông” trong tương lai.

Những kỉ niệm tuyệt vời cùng Thầy- Cô yêu quý và anh chị tại FCC

Những bữa ăn vội, những giờ nghỉ chóng vánh, với lịch trình dày đặc nhưng trong lòng mỗi sinh viên chúng em đều rất ý thức cũng như trân quý cơ hội “ngàn vàng” này. Bởi lẽ, chúng em sau này còn có thể đặt chân đến Hà Nội nhiều lần nữa, nhưng những trải nghiệm cùng thầy cô và các bạn chỉ còn là ký ức trong trang nhật ký mang tên: “Hành trình khám phá hệ sinh thái truyền thông thủ đô”.

Để có được ký ức ấy, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến Báo Tuổi Trẻ – đơn vị đồng hành, gửi trao cơ hội cho những cô cậu học trò có niềm đam mê cao cả đối với ngành học truyền thông. Đồng thời, gửi lời biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Ban Chủ nhiệm Khoa Truyền thông sáng tạo, các thầy cô – những người lặng lẽ đứng phía sau, âm thầm lo lắng cho chúng em từ nhiều điều nhỏ nhất.

đến Văn Miếu Quốc Tử Giám tiếp thêm sức mạnh cho những ước mơ

Chuyến đi kết thúc trong một ba-lô đầy ắp những giá trị về cuộc sống, về nghề nghiệp và những mối quan hệ – tất cả thật quý giá đối với chúng em. Hành trang hôm nay chắc chắn sẽ là bệ phóng vững chắc cho những ước mơ, hoài bão to lớn về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Xin cám ơn tất cả.

Quỳnh Hương

Ảnh: Phòng Truyền thông

 

 

Call Now