“Sân chơi” cho cử nhân tốt nghiệp ngành truyền thông

Truyền thông luôn phổ biến trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, thậm chí mọi ngóc ngách của cuộc sống.

Học ngành đó, khi ra trường thì làm gì? Đây là một câu hỏi rất…trọng tâm của nhiều bậc cha mẹ học sinh và những học sinh cuối cấp THPT.

Trên thực tế, những ngành đào tạo tại các trường đại học đều sẽ hướng cho học sinh, sinh viên học và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng, năng khiếu, sở trường của mỗi cá nhân. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi gợi mở một vài “từ khoá” trong câu trả lời cho những ai đang quan tâm đến ngành truyền thông, đặc biệt là muốn học truyền thông tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành học tập thực tế tại VTV9

Truyền thông đang rất phổ biến trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, thậm chí mọi ngóc ngách của cuộc sống. Ra đường, về nhà hay ở bất cứ đâu bạn đều sẽ thấy sự hiện diện của những sản phẩm truyền thông. Đơn cử như, chỉ riêng về mặt trực quan, bạn ra đường nhìn đâu cũng thấy tấm bảng quảng cáo rất to với những dòng chữ bắt mắt, thiết kế thật ấn tượng. Truyền thông đó chứ đâu.

Về nhà, bật Tivi lên xem bộ phim yêu thích và lâu lâu bạn lại thấy một TVC quảng cáo ngắn với những thông điệp rất hay, gọn, ý tưởng sắc bén. Truyền thông đó chứ đâu.

Còn cái “thế giới phẳng” (điện thoại) của bạn thì khỏi nói rồi, bạn chu du trong đó khoảng 30 phút thì có thể tìm thấy cả một “kho tàng” các sản phẩm truyền thông. Thế nhưng, đằng sau những sản phẩm bạn thấy là cả một đội ngũ làm truyền thông để sản xuất ra những sản phẩm đó. Và đó cũng là một sân chơi rất riêng, rất rộng và rất thú vị của những người tốt nghiệp ngành này.

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

học tập thực tế tại Báo Thanh niên

Cũng xin nhấn mạnh rằng, truyền thông là một nghề rất cần và rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Vì sao truyền thông quan trọng? Để trả lời câu hỏi này, bạn chỉ cần ngẫm một điều rất giản đơn “có cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào thành công mà không cần đến truyền thông”?

Trước đây, khi mạng xã hội chưa bùng nổ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ chính phủ đến phi chính phủ họ vẫn dành những vị trí “đất vàng” cho mảng truyền thông “dụng võ” (bảng tuyên truyền, quảng cáo phải là thông điệp hay nhất, đặt ở nơi dễ nhìn nhất, thu hút nhiều người nhất).

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tham dự hội thảo

về Xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp

Trong khi nhiều ngành nghề khác có thể là chuyên biệt, đặc thù hoặc giới hạn thì truyền thông vẫn “tung hoành” ở bất kỳ lĩnh vực nào. Một lợi thế rất thú vị đối với người có “tấm bằng truyền thông” là họ có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến xã hội… Mỗi một lĩnh vực lại có đến hàng trăm công việc cho họ chọn.

Về lĩnh vực xã hội: Có rất nhiều việc cần người có bằng truyền thông như: Nhà báo, chuyên viên truyền thông, giảng dạy truyền thông… Riêng công việc nhà báo thôi cũng có hàng loạt công việc khác nhau phù hợp với khả năng của mỗi người. Đơn cử như người có năng khiếu nói chuyện thì làm MC, BTV; người có chân chạy thì làm phóng viên, mà phóng viên cũng có hàng chục lĩnh vực cho bạn chọn theo sở trường và theo lối tư duy.

Chuyên viên truyền thông cũng quan trọng không kém trong thời đại công nghệ số. Xin nhấn mạnh rằng tại các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp từ chính phủ đến phi chính phủ đều cần đến chuyên viên truyền thông. Thậm chí, ngay trong ngôi trường bạn học cũng sẽ có phòng truyền thông và làm trong đó là các…chuyên viên truyền thông.

Đó là chưa nói đến những doanh nghiệp “siêu lớn” làm truyền thông, bởi với những doanh nghiệp này, truyền thông là chủ lực, là mũi nhọn để doanh nghiệp phát triển. Ngày nay những doanh nghiệp lớn, hầu như họ đều có những phòng làm truyền thông rất chuyên biệt, rất chuyên nghiệp và được đầu tư rất mạnh. Thậm chí, có những tập đoàn còn thành lập một công ty truyền thông rất lớn chỉ để PR, quảng cáo cho tập đoàn. Các doanh nghiệp này họ phải cần đến một lực lượng hùng hậu những người có kiến thức về truyền thông để làm việc. Và tất nhiên, đối tượng họ tìm phải là những người tốt nghiệp ngành truyền thông rồi.

Về lĩnh vực kinh tế: Kinh tế truyền thông đang cực kỳ phát triển. Lĩnh vực marketing chưa bao giờ hết hot, mà trong đó, truyền thông là một phần không thể tách rời đối với nghề marketing.

Chưa kể, công nghệ số ngày càng phát triển rực rỡ, là nền tảng, là cơ hội để kinh tế truyền thông thăng hạng. Rất nhiều bạn trẻ sử dụng mạng xã hội (Youtube, Tiktok, Facebook…) để làm kinh tế truyền thông và có thu nhập rất “khủng”. Nhiều người có kiến thức về truyền thông đã sản xuất ra những sản phẩm truyền thông tốt đến mức đâu chỉ kiếm tiền một lần, thậm chí trở thành nguồn thu nhập thụ động hằng tháng, hằng năm…

Nói chung, ngành truyền thông dù trong xã hội nào, bối cảnh nào cũng chưa bao giờ hết “hot”. Đặc biệt, thời đại công nghệ số phát triển rực rỡ như ngày nay thì lĩnh vực truyền thông càng có nhiều sân chơi thú vị để những bạn trẻ tốt nghiệp ngành truyền thông tha hồ thể hiện khả năng, bản lĩnh của người “có nghề”.

Và một số hình ảnh khác:

Bài : Nguyễn Thị Thoa

Ảnh: Nguyễn Đức Dũng

 

Call Now