Để đáp ứng được nhu cầu báo chí, truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số, chương trình đào tạo báo chí truyền thông tại các trường đại học, các học viện luôn cần phải đổi mới, điều chỉnh nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoà nhập và thích ứng với môi trường làm việc năng động và biến đổi không ngừng trước sự phát triển của công nghệ. Bài viết này tập trung phân tích thách thức, cơ hội, vai trò cũng như một số đề xuất cụ thể để tăng cường sự phối hợp giữa các trường đào tạo ngành truyền thông với các cơ quan và doanh nghiệp truyền thông.
Hình 1 : Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo học tập thực tế tại VTV9
Ngành báo chí truyền thông ở Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, đòi hỏi sự thay đổi cả về kỹ thuật và nội dung. Năm 2023, Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 348/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt. Để xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông luôn đồng hành với các cơ quan báo chí trong việc đào tạo và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các nhà báo, đồng thời hỗ trợ xây dựng nền tảng số cho ngành báo chí. Thực hiện theo tôn chỉ đào tạo của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp”, Khoa Truyền thông sáng tạo tự hào là đơn vị đào tạo tiên phong triển khai mô hình “học làm truyền thông trong quá trình sản xuất ” thông qua dự án hợp tác với Báo Tuổi trẻ, đưa sinh viên của Khoa sang học tập những học phần 100% thực hành tại toà soạn.
Để đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành báo chí, truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số, chương trình đào tạo báo chí truyền thông tại các trường đại học, các học viện luôn phải đổi mới, bổ sung nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoà nhập và thích ứng với môi trường làm việc năng động và biến đổi không ngừng trước sự phát triển của công nghệ.
Việc tăng cường hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các cơ quan báo chí truyền thông là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
Hình 2 : Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo tham gi sự kiện Ngày hội Báo chí toàn quốc 2024,
tại gian của Truyền hình Quốc hội Việt Nam
- Một số khái niệm liên quan.
Thực tế hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về chuyển đổi số. Theo Vial (2002), chuyển đổi số là quá trình một tổ chức áp dụng và triển khai công nghệ kỹ thuật số nhằm tạo ra mới hoặc sửa đổi các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động hiện có bằng cách chuyển cac quy trình kinh doanh truyền thống sang định dạng kỹ thuật số[1].
Theo McKinsey, công tư tư vấn quản trị đa quốc gia, chuyển đổi số là việc thiết lập lại cơ bản cách thức hoạt động của một tổ chức. Mục tiêu của chuyển đổi kỹ thuật số, như được nêu trong cuốn sách mới của McKinsey Rewired: Hướng dẫn vượt trội của McKinsey trong thời đại kỹ thuật số và AI là xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách liên tục triển khai công nghệ trên quy mô lớn để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và giảm chi phí[2].
Còn theo Tập đoàn máy tính IBM, chuyển đổi kỹ thuật số là một sáng kiến chiến lược kết hợp công nghệ kỹ thuật số trên tất cả các lĩnh vực của một tổ chức. Chuyển đổi kỹ thuật số đánh giá các quy trình sản phẩm, hoạt động và công nghệ
của tổ chức để xác định các cách cải thiện hiệu quả hoạt động và đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn[1].
Chuyển đổi kỹ thuật số (DX) là việc áp dụng công nghệ đột phá để tăng năng suất, giá trị sáng tạo và phúc lợi xã hội. Nhiều quốc gia, chính phủ, các tổ chức đa phương và ngành công nghiệp, các hiệp hội đã thực hiện các nghiên cứu tầm nhìn chiến lược để làm nền tảng cho các chính sách dài hạn của họ[2].
Như vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí truyền thông là việc các tổ chức phải thay đổi tư duy về cách quản trị, cách làm truyền thông và sản xuất nội dung bằng việc tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu của công chúng như khả năng tương tác, tính tương thích, thời gian và nội dung phù hợp với từng công chúng mục tiêu cũng như vận hành hiệu quả bộ máy của cơ quan tổ chức đó.
Để tồn tại và phát triển trong thế giới hiện đại, việc chuyển đổi số không chỉ là sự lựa chọn mà còn là một yếu tố không thể thiếu đối với ngành báo chí truyền thông. Chuyển đổi số trong lĩnh vực này không đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ số, mà còn là quá trình thúc đẩy sự đổi mới trong mô hình hoạt động, cách thức sản xuất và phân phối nội dung nhằm tối ưu hoá cách tổ chức và hoạt động của các tổ chức báo chí truyền thông. Điều này bao gồm việc áp dụng công nghệ số để tạo ra các phương tiện truyền thông mới mẻ, cải thiện quá trình sản xuất và phân phối nội dung, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận và tận hưởng các sản phẩm và dịch vụ của ngành báo chí truyền thông.
Trên cơ sở Quyết định 348/QĐ-TTg ngày 6/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan báo chí đang hoạt động theo mô hình toà soạn kết hợp, điều chỉnh dựa trên sự tiến bộ của khoa học và công nghệ toàn cầu. Họ cần tạo ra nội dung phản ánh xu hướng báo chí kỹ thuật số, phân phối thông tin qua các nền tảng trực tuyến
và áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu để tối ưu hoá hoạt động cũng như đảm bảo tính bảo mật cho thông tin[1].
- Vai trò của các trường đại học, học viện trong đào tạo nhân lực ngành báo chí truyền thông.
Trước khi tìm hiểu về vai trò của các trường đại học, học viện trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về chuyển đổi số, cần phải hiểu báo chí truyền thông đang có những cơ hội và thách thức nào trong quá trình chuyển đổi số để từ đó, các cơ sở đào tạo nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Một trong những tác động đáng kể nhất và cũng là cơ hội trong chuyển đổi kỹ thuật số là khả năng tiếp cận đối tượng đa dạng hơn. Các nền tảng kỹ thuật số vượt qua những rào cản về địa lý. Khác với những phương tiện truyền thông truyền thống, các nền tảng mạng xã hội, dịch vụ phát trực tuyến và nền tảng tin tức trực tuyến đem lại cách thức truyền tải thông điệp có tiềm năng kết nối với khán giả toàn cầu. Cùng với đó, một thế hệ người tiêu dùng mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số đã đặt ra yêu cầu về tốc độ thích ứng và sự sẵn sàng của các cơ quan báo chí – truyền thông trong việc nắm bắt thị phần, quảng cáo, mô hình kinh doanh, sở hữu trí tuệ, phương pháp kể chuyện, nhưng quan trọng là khả năng thông tin và giáo dục[2]. Trong quá trình chuyển đổi số của các tờ báo, Nick Rockwell – Giám đốc công nghệ của tờ New York Times đã nhấn mạnh rằng sứ mệnh cốt lõi của tờ báo này là phục vụ người đọc. Từ cung cấp thông tin theo lựa chọn của biên tập viên đến việc thiết kế nội dung cá nhân hoá dựa trên thuật toán gợi ý, tạo ra một cộng đồng người đọc trung thành…[3].
Chuyển đổi kỹ thuật số cũng tối ưu được lợi ích của việc cá nhân hoá. Cụ thể, các công cụ phân tích dữ liệu giúp cơ quan báo chí truyền thông hiểu được nhân khẩu học, sở thích và mô hình tiêu dùng của khán giả một cách chi tiết nhất có thể. Điều này giúp các cơ quan báo chí truyền thông đề xuất nội dung được nhắm mục tiêu tới phân khúc khách hàng với nhân khẩu học và hành vi cụ thể, chiến lược quảng cáo và nguồn cấp tin tức phục vụ cho sở thích cá nhân, từ đó thúc đẩy sự tương tác sâu sắc hơn với khán giả và tăng khả năng tiêu thụ nội dung.
Ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí đang diễn ra theo xu hướng chuyển đổi số quốc gia, với sự xuất hiện của các công nghệ mới và xu hướng số hoá. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới và thúc đẩy sự sáng tạo, biến đổi ngành báo chí. Các toà soạn đang cải thiện từng ngày chất lượng thông tin và phát triển nhiều sản phẩm đa dạng như Podcast, Video, Infographics, Megastory, Longform để phản ánh sở thích và hành vi tiếp nhận của người đọc. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng, hỗ trợ tự động hoá các công việc như phân tích dữ liệu, tìm kiếm thông tin và sản xuất nội dung số. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí truyền thông cũng sẽ đối mặt với những thách thức trong bối cảnh chuyển đổi số. Một trong những thách thức đó chính là sự phát triển không ngừng của công nghệ. Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, từ việc phổ biến Internet đến sự bùng nổ của các nền tảng truyền thông xã hội. Điều này đã làm thay đổi cách mà mọi người tiêu thụ thông tin, đồng thời đặt ra thách thức lớn về việc duy trì và thu hút độc giả trung thành. Báo chí cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nền tảng truyền thông mới nổi. Các công ty công nghệ lớn như Google hay Facebook đã trở thành những đối thủ đáng gờm khi họ thu hút một lượng lớn người dùng và quảng cáo, làm mất đi một phần lớn doanh thu quảng cáo truyền thống của các tờ báo và cơ quan truyền thông.
Trong xã hội hiện nay, việc phân phối và kiểm soát thông tin cũng trở nên khó khăn hơn. Sự lan truyền nhan chóng của tin tức giả mạo và thông tin sai lệch có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề nóng trong những năm qua, đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc đối mặt và ngăn chặn những tin tức giả mạo trên các nền tagnr truyền thông số đã đem đến thách thức không nhỏ đối với các cơ quan báo chí truyền thông, các bộ, ngành, địa phương.
Đối với giáo dục, chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi gần như toàn bộ cách sinh viên tiếp cận với kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy của các trường đại học. Các trường học phải dạy các chương trình giảng dạy tiềm năng để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Sử dụng trí tuệ nhân tạo không còn là phim khoa học viễn tưởng mà đã xuất hiện trên giảng đường đại học.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã định hình lại cách hình thành, phổ biến và lan truyền thông tin. Từ những cơ hội và thách thức nêu trên, các trường đại học đóng vai trò là trung tâm kiến thức, nơi sinh viên có được sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ, nền tảng và xu hướng kỹ thuật số đang định hình các ngành công nghiệp báo chí và truyền thông. Thông qua các khoa học và chương trình chuyên biệt, sinh viên tìm hiểu về sáng tạo nội dung số, quản lý phương tiện truyền thông xã hội, phân tích dữ liệu và biết cách sử dụng chúng, hay ứng dụng các công nghệ mới nổi như thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo vào hoạt động chuyên môn. Vì vậy, các trường đại học, học viện đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đào tạo báo chí truyền thông nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh chuyển đổi số.
Thứ nhất, các cơ sở đào tạo khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới để sinh viên nhanh chóng thích nghi với lĩnh vực báo chí truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số. Tư duy sáng tạo là điều cần thiết trong thời đại kỹ thuật số khi nội dung ngày càng được cá nhân hoá sao cho thu hút và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng phân khúc khách hàng. Các trường đại học thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới bằng cách cung cấp cho sinh viên cơ hội thử nghiệm, hợp tác và khám phá những ý tưởng mới thông qua các môn học, các dự án liên quan đến chuyên ngành.
Thứ hai, các trường đại học tạo không gian cho sinh viên được tiếp cận lý thuyết và thực hành song song. Về lý thuyết, nội dung chương trình đào tạo được đổi mới, cập nhật và bổ sung các môn học sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Các môn học liên quan đến sáng tạo nội dung, thiết kế kỹ thuật số, marketing kỹ thuật số, phân tích dữ liệu hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong báo chí, truyền thông, marketing… đã và đang được các cơ sở đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy.
Các trường đại học thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành bằng cách cung cấp những trải nghiệm thực tế giúp sinh viên chuẩn bị cho những thách thức trong thế giới thực. Thông quá khoá học trong dự án hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và báo Tuổi trẻ, các em sinh viên của Khoa Truyền thông sáng tạo đã nhận về được giá trị thực tế của nghề nghiệp, có kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Qua sự hướng dẫn của các nhà báo, các em đã được tham gia các sự kiện lớn của báo như “Ngày không tiền mặt”, “Tư vấn tuyển sinh”… Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ đã rất sâu sát và động viên các em tham gia trực tiếp các chương trình do báo thực hiện, sản phẩm của các em đã xuất hiện rất nhiều trên Báo Tuổi trẻ (cả bản in và bản online). Nhà báo Nguyễn Trường Uy – Phó Tổng Thư ký toà soạn cho biết, “trên tinh thần là chúng tôi truyền nghề, tuy nhiên chúng tôi không chỉ truyền nghề bằng kỹ năng mà còn truyền bằng tình yêu nghề cho các em. Có nghĩa là cầm tay chỉ việc để các em làm cho bằng được. Bên cạnh đó, các em còn được hình thành tư duy về đề tài, các chọn đề tài như thế nào, gặp tình huống mới thì phát triển đề tài như thế nào…”[1]. Bằng cách tích hợp lý thuyết trên giảng đường với kinh nghiệm thực tế, Khoa Truyền thông sáng tạo đã và đang trang bị cho sinh viên bộ kỹ năng đa chiều cần thiết để có thể phát triển trong lĩnh vực truyền thông số hiện nay.
Thứ ba, giảng đường là nơi thúc đẩy phát triển tư duy phản biện và hiểu biết sâu sắc tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Trong thời đại thông tin sai lệch và tin giả dễ nổi lên và định hướng sai lệch dư luận, hiểu biết sâu sắc về hoạt động báo chí truyền thông chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các trường đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện để phân tích vấn đề và các thông tin đúng đắn được truyền tải tới người đọc. Thông qua các lớp học về nghiên cứu và đánh giá dư luận xã hội và truyền thông, đạo đức báo chí truyền thông và quyền công dân kỹ thuật số… sinh viên học cách đánh giá thông tin một cách có phê phán, phân biệt các nguồn đáng tin cậy và điều hướng sự phức tạp của môi trường truyền thông số một cách có trách nhiệm.
Thứ tư, trường đại học tạo môi trường cho sinh viên trau dồi kỹ năng mềm và tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc thực tế. Ngoài kiến thức và kỹ nưang liên quan đến chuyên ngành, một chuyên viên truyền thông hay một nhà báo, phóng viên giỏi phải sở hữu cả những kỹ năng mềm cần thiết. Các trường đại học nuôi dưỡng những kỹ năng này thông qua các hoạt động học tập trải nghiệm, thựuc hành, hội thảo và tư vấn. Từ giao tiếp và làm việc nhóm đến khả năng thích ứng và lãnh đạo, sinh viên phát triển các kỹ năng chuyên môn và giao tiếp cá nhân cần thiết để thành công trong môi trường làm việc kỹ thuật số.
Thứ năm ho việc trao đổi kiến thức, sáng kiến nghiên cứu và cơ hội thực tập, kiến tập. Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo đã có cơ hội được thực tập các cơ quan báo chí truyền thông lớn như VTV9, Cơ quan VOV tại Tp.Hồ Chí Minh, VOH, HTV, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, Báo Người Lao động, B, các trường đại học, học viện tạo sự kết nối quan hệ đối tác trong ngành. Sự hợp tác giữa các trường đại học và các cơ quan báo chí truyền thông tạo điều kiện thuận lợi cáo Pháp luật tp.Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai … Những quan hệ hợp tác giữa Khoa Truyền thông sáng tạo và các cơ quan báo chí truyền thông nói trên đảm bảo rằng các chương trình học thuật vẫn phù hợp và đáp ứng nhu cầu của ngành, đồng thời mang đến cho sinh viên những cơ hội kết nối có giá trị.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các cơ quan báo chí truyền thông nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số.
Khi các cơ quan báo chí truyền thông trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để duy trì tính phù hợp và cạnh tranh, việc công tác hiệu quả với các cơ sở đào tạo ngày càng trở nên quan trọng. Các trường đại học, học viện đóng vai trò là trung tâm kiến thức và đổi mới, cập nhật các nội dung mới trong chương trình đào tạo, cung cấp những hiểu biết sâu sắc, phát triển tài năng nhằm đóng góp và đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp này trong thời đại số.
Dưới đây là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các cơ quan báo chí truyền thông.
Một là, các cơ sở đào tạo và cơ quan báo chí truyền thông cần thiết lập quan hệ đối tác nghiên cứu. Các trường đai học có thể thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với các tổ chức truyền thông thông qua các sáng kiến nghiên cứu hợp tác. Bằng việc hợp tác trong các dự án nghiên cứu, cả hai bên có thể tận dụng chuyên môn của mình để giải quyết các thách thức, đổi mới trong ngành, khám phá các xu hướng mới và phát triển các giải pháp để đáp ứng các đổi mới đó. Quan hệ đối tác này không chỉ tạo ra sự hiểu biết có giá trị mà còn cung cấp cơ hội cho sinh viên và giảng viên tham gia vào trải nghiệm thực tế và góp phần vào sự tiến bộ của ngành. Ngoài ra, hiện nay nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng là một trong những nhiệm vụ chiến lược và quan trọng hàng đầu đối với cơ quan báo chí truyền thông. Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông mới phát triển, nhiều cơ quan, tổ chức truyền thông đã tận dụng sức mạnh của các phương tiện này để tiếp cận tới các nhóm công chúng mục tiêu, nhưng đồng thời cũng phải liên tục hiểu rõ được nhu cầu và hành vi, “dấu chân số” của người dùng để kịp thời điều chỉnh và cung cấp nội dung phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể.
Thứ hai, cơ sở đào tạo và cơ quan báo chí truyền thông tích cực phối hợp trong xây dựng các chương trình đào tạo. Sự hợp tác giữa các trường đại học và các tổ chức truyền thông có thể được tăng cường thông qua việc phát triển các chương trình đào tạo có sự đóng góp, trao đổi chung. Các chương trình này có thể được điều chỉnh để giải quyết các khoảng trống kỹ thuật, phân tích dữ liệu, tạo nội dung và thu hút khán giả. Bằng cách kết hợp chương trình giảng dạy học thuật với đào tạo thực tế và tiếp xúc với ngành, sinh viên có thể có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành.
Ngoài ra, các trường đại học có thể tích hợp các chuyên gia trong ngành ào việc phát triển chương trìn giảng day. Bằng cách thu hút sự tham gia của các chuyên gia từ các cơ quan báo chí truyền thông trong việc cố vấn cũng như giảng dạy, các bài giảng này có thể cung cấp cho sinh viên những hiểu biết có giá trị thực tế về những thách thức và cơ hội trong thế giới thực.
Thứ ba, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các chương trình hoà nhập ngành nghề thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ kiến tập, thực tập. Các trường đại học có thể tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông và bằng cách cung cấp các chương trình hoà nhập ngành. Thông thường, sinh viên sẽ tự tìm kiếm cơ quan thực tập, kiến tập sau đó sẽ được cửa đến nơi đã tiếp nhận sinh viên theo công văn của trường đại học. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ chức có chuyên ngành mà sinh viên đang theo học sẽ giúp cho sinh viên có thể tìm được địa điểm kiến tập, thực tập phù hợp, uy tín, đồng thời hỗ trợ những bên liên quan đang có nhu cầu tuyển sinh viên kiến tập, thực tập về làm việc tại các tổ chức này. Các chương trình này cho phép sinh viên có được kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tập tại các cơ quan truyền thông. Bằng cách hoà mình vào môi trường thực tế, sinh viên có thể áp dụng các khái niệm lý thuyết. vào các tình huống thực tế, xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp và hiểu biết sâu sắc về các phương pháp và quy trình làm việc tốt nhất trong ngành.
Thứ tư, các cơ sở đào tạo và các cơ quan báo chí truyền thông cần tích cực phối hợp tổ chức các cuộc thi liên quan đến chuyên ngành đào tạo, khuyến khích sinh viên tham gia cuộc thi và tổ chức sự kiẹn cho các bên liên quan. Thực tế ngày nay có không ít các cuộc thi về truyền thông marketing được tổ chức và hướng tới đối tượng là sinh viên. Tuy nhiên, các cuộc thi này vẫn là các giải thưởng độc lập, do các doanh nghiệp tự tổ chức, còn thiếu sự phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín. Việc phối hợp tổ chức các sự kiện cho doanh nghiệp không chỉ có lợi cho đôi bên mà còn tạo cơ hội cho sinh viên được tham gia tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, khi các cuộc thi được phát động, việc phối hợp giữa hai bên sẽ thu hút sinh viên của các cơ sở đào tạo tham gia tranh tài, từ đó các doanh nghiệp tìm kiém được các nhân sự phù hợp trong tương lai.
Tóm lại, việc tăng cường phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và các cơ quan báo chí truyền thông là điều bắt buộc để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh chuyển đổi số. Bằng cách áp dụng các phương pháp hợp tác đa dạng, thúc đẩy đổi mới và tận dụng thế mạnh của nhau, các trường đại học và cơ quan báo chí truyền thông có thể vượt qua được những thách thức, nắm bắt các cơ hội và định hình ngành công nghiệp truyền thông tương lai trong thời đại kỹ thuật số. Thông qua quan hệ đối tá chiến lược, sáng kiến chung và đối thoại giữa các bên liên quan, thế giới học thuật và ngành công nghiệp báo chí truyền thông có thể hợp tác cùng nhau để tạo ra một hệ sinh thái độc lập, góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực báo chí truyền thông tương lai tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn trong thời đại số./.
TS.Vũ Thị Việt Nga
Danh mục tài liệu tham khảo
- Ebert, C.,&Duarte, C.H.C (2018). Digital transformation. IEEE Softww., 35(4), 16-21
- IBM, What is digital transformation?, https://www.ibm.com/topics/digital-transformation
- Mai Quế (2023), Exchanging experiences in digital transformation in communications, https://baodanang.vn/english/education-science/202309/exchanging-experiences-in-digital-transformation-in-communications-3956264
- McKinsey&Company, Whai is digital transformation?, https://www.mckinsey.com/featured-insights/mckinsey-explainers/what-is-digital-transformation
- Ngô Bích Ngọc, Hoạt động chuyển đổi số ngành báo chí truyền thông, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị và truyền thông, https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/hoat-dong-chuyen-doi-so-nganh-bao-chi-truyen-thong-p24116.html
- Nguyễn Thị Thoa, Tổng kết khoá 1 dự án hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và báo Tuổi trẻ, https://ntt.edu.vn/tong-ket-khoa-1-du-an-hop-tac-dao-tao-giua-truong-dh-nguyen-tat-thanh-va-bao-tuoi-tre/
- Trần Quang Diêu, Phan Thị Thanh Hải, Chuyển đổi số báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo, https://www.tuyengiao.vn/chuyen-doi-so-bao-chi-truyen-thong-o-viet-nam-hien-nay-150335
- Vial, G. (2021). Understanding digital tranformation: A review and a research agendaManaging digital transformation, 13 – 66.