10 điểm nổi bật của chương trình đào tạo tại Khoa Truyền thông sáng tạo

Đây cũng đồng thời là những điểm khác biệt quan trọng của chương trình đào tạo thuộc hai ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện của Khoa Truyền thông sáng tạo,NTTU với những chương trình đào tạo của nhiều cơ sở đạo tạo truyền thông khác. Nỗ lực xây dựng một chương trình đào tạo như thế, suy cho cùng, tất cả là vì quyền lợi học tập của sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo.

Ý tưởng lớn cho đào tạo Truyền thông tại NTTU

Một, Chương trình đào tạo xác lập được những học phần đúng lõi của ngành truyền thông, theo đó, sinh viên học là làm được sản phẩm – những sản phẩm sáng tạo. Những sản phẩm này không chỉ được sử dụng cho báo chí truyền thông chính thống mà còn cung cấp được cho thị trường mạng.

Hai, Chương trình đào tạo được xây dựng theo tinh thần 5 DỄ : dễ học, dễ làm, dễ tiệm cận xu hướng mới, dễ được dùng sản phẩm và dễ có thu nhập.

Ba, Chương trình đào tạo thể hiện sự khác biệt rõ rệt với nhiều chương trình đào tạo cùng ngành ở nhiều trường đại học khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như vùng phụ cận.

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo học tập tại Báo Thanh niên

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo học tập tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh

Bốn, Chương trình đào tạo nhằm tạo ra được một nguồn nhân lực truyền thông có sức mạnh lan toả và có năng lực thông tin ở thời đại truyền thông số.

Năm, Chương trình đào tạo thể hiện một trọng tâm (truyền thông), một kế cận (báo chí với tư cách là kênh tải), hai hỗ trợ (công nghệ thông tin và mỹ thuật ứng dụng). Điều này giúp sinh viên xác lập được đường đi cho mình ngay từ ngày nhập học cho đến khi tốt nghiệp và trong suốt đường đời gắn bó với nghề.

Một giờ học môn Cơ sở tạo hình của sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo

Sáu, Chương trình đào tạo được phân bổ thời lượng thích hợp giữa lý luận và thực hành, khiến sinh viên được học và làm nhiều tại Phòng thực hành theo ca kíp, đủ giúp họ hiểu học truyền thông phải và được học như thế nào.

Sinh viên ngành Quan hệ công chúng làm quen với thiết bị truyền thông mới

Bảy, Chương trình đào tạo coi trọng việc xây dựng không gian tác nghiệp, đó là phim trường, là trung tâm kĩ thuật, là toà soạn, là phòng ban tổ chức sự kiện, là các công ty truyền thông…nơi sinh viên của Khoa đã và sẽ tiếp tục được học tập thực tế, học nhập môn, trải nghiệm và thực tập tốt nghiệp trong thời gian dài. Đặc biệt, Chương trình đào tạo này dành một số học phần cho cơ quan truyền thông lớn đảm nhiệm giảng dạy toàn bộ. Tại đây sinh viên được các chuyên gia truyền nghề, đặc biệt là tư duy truyền thông, thông qua việc dẫn dắt làm sản phẩm hằng ngày trên cơ tầng kĩ thuật công nghệ của họ.

Tri ân Báo Tuổi Trẻ, nơi sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo đã, đang và sẽ thực tập, học tập

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo học tập tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Tám, Chương trình đào tạo đề cao việc giảng dạy bám theo sự kiện thực tại nơi nó diễn ra, theo đó sinh viên được tham gia những sự kiện báo chí truyền thông lớn cũng như những sự kiện đặc thù của doanh nghiệp, qua đó tự thẩm thấu kĩ năng nghiệp vụ cần yếu.

Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo thử nghiệm kĩ thuật truyền hình tại Gian trưng bày của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

ngày Hội Báo toàn quốc năm 2024

Chín, Chương trình đào tạo được giảng dạy không chỉ bởi số giảng viên cơ hữu của Khoa từng tác nghiệp nhiều năm, được đào tạo cơ bản trong lĩnh vực báo chí truyền thông, cũng như trong lĩnh vực kế cận, mà còn bởi giảng viên cơ hữu chuyên ngành công nghệ thông tin, mỹ thuật ứng dụng thuộc những khoa khác. Đặc biệt, Chương trình đào tạo này có sự tham gia hỗ trợ của mạng lưới với gần 50 chuyên gia báo chí truyền thông, trong đó non một nửa là tiến sỹ báo chí truyền thông, trải dài từ Hà Nội, Huế ,Thành phố Hồ Chí Minh, và nước ngoài.

Talkshow Những xu hướng truyền thông mới – Nhà báo Mai Minh Thảo (VTV9) và Nhà báo Nguyễn Xuân Đức (Báo Thanh niên)

Talkshow Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp – Chuyên gia Trần Kim Ngân (Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) và

chuyên gia Bùi Việt Hà (Công ty truyền thông SOHA)

Mười, Chương trình đào tạo được thiết kế tương thích với môi trường học tập an toàn, ít áp lực, nhiều thú vị. Đây là môi trường của sự tiết kiệm, theo đó, Khoa đi theo mô hình cơ sở đào tạo đã có tiền lệ thành công lớn trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Đó là mô hình của Trường Lille ở Pháp (một trong 13 trường đào tạo báo chí danh giá nhất nước Pháp) với số cán bộ chỉ hơn 20 và Viện đào tạo báo chí FOJO ở Thuỵ Điển chỉ 6 người nhưng điều phối giảng dạy không chỉ ở trong nước mà còn cho những dự án đào tạo ở mấy chục nước trên thế giới.

Một buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp của sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo

Cuốn sách của tác giả Vũ Quang Hào- người đã tham gia Dự án của Thụy Điển “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam” trong suốt chục năm.

                                                                                 Bài: Vũ Quang Hào

                           Ảnh : Đức Dũng, Quang Hào, Hồng Vân, Huỳnh Giao

Call Now