Giới thiệu sách: Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời

Luke Sullivan,Sam Bennett, tác giả cuốn sách này, đã cho tôi với tư cách độc giả thích sách dạy cách viết quảng cáo, một chương sách rất thú vị , chương 4, trong số 14 chương toàn cuốn.

Chạm vào chương này, hàng loạt tiêu đề in đậm khiến độc giả thích thú: vài ví dụ: Dù bạn đang làm gì đi nữa, hãy làm cho nó tốt hơn nhiều so với tiêu chuẩn nó cần phải đáp ứng / 95% tất cả các quảng cáo đều được viết rất dở, đừng bổ sung thêm vào đó / Hãy tống khứ mọi trò chơi chữ ra khỏi hệ thống tư duy của bạn ngay lập tức / Đừng bắt đầu viết các tiêu đề dù muốn hay không. Hãy bẻ vỡ nó. Hãy bắt đầu bằng “muốn” đã. Rồi chuyển đến “không”/ Các ý tưởng về không gian riêng tư, định hướng theo tiêu đề/ Các ý tưởng về không gian riêng tư, định hướng một chút theo hình ảnh / Đừng bao giờ sử dụng tên giả trong một tiêu đề. (Hay trong phần lời quảng cáo. Hay bất kỳ ở đâu)/ Khi chỉ là một tiêu đề, tốt nhất nên là một tiêu đề hay…

Cứ như vậy, tiêu đề nào cũng thu hút người đọc, thu hút bởi lạ, bởi chúng có lý luận và thuyết phục bằng những trường hợp thực tế, ví như các chiến dịch quảng cáo, thương hiệu, trích đoạn mô tả phim quảng cáo… Đặc biệt, với những ai đã từng học hay dạy cách viết quảng bá quảng cáo, hay thậm chí đã một lần ít nhất viết một đoạn quảng bá quảng cáo, sẽ thấy chương này như một người Thầy đang cầm tay chỉ việc.

Điểm lại những chương khác, độc giả lại ngỡ ngàng với những tên chương và thông điệp đi liền ngay sau nó: Chương 1: NHỮNG NGƯỜI BÁN HÀNG KHÔNG MẶC ÁO KẺ SỌC – Bán hàng mà không cần phải làm bẽ mặt bản thân; Chương 2: MỘT CÂY BÚT CHÌ SẮC LÀ HIỆU QUẢ NHẤT – Vài suy nghĩ về việc bắt đầu; Chương 3: MỘT TỜ GIẤY TRẮNG TINH – Nảy ra ý tưởng – sự khái quát hoá; Chương 5: Ý TƯỞNG LỚN GẶP NHAU – Sự sáng tạo trong kỹ thuật analog và kỹ thuật số; Chương 6: NHỮNG Ý TƯỞNG LỚN ỒN ÀO – Lắp ghép tất cả với nhau; Chương 7: TRONG TƯƠNG LAI, AI CŨNG SẼ NỔI TIẾNG TRONG 30 GIÂY – Lời khuyên về việc kể chuyện bằng hình; Chương 8: NHƯNG KHOAN ĐÃ, CÒN NỮA! – Thật tình, truyền hình phản ứng trực tiếp có nhất thiết phải dở đến thế không ?; Chương 9: RADIO LÀ ĐỊA NGỤC. NHƯNG ĐÓ LÀ MỘT NƠI KHÔ NÓNG – Một vài lời khuyên khi phải làm việc với một phương tiện truyền thông khó; Chương10: TOTO NÀY, TỚ CÓ CẢM GIÁC CHÚNG TA KHÔNG CÒN Ở TRONG CÔNG TY MCMANN &TATE NỮA – Làm việc vượt quá ranh giới; Chương 11: CHỈ NGƯỜI TỐT MỚI CHẾT TRẺ – Những kẻ  thù của ngành  quảng cáo; Chương 12: BỊ VỊT MỔ CHẾT – Thuyết trình và bảo vệ sản phẩm của bạn; Chương 13: MỘT CUỐN SÁCH TỐT HAY MỘT CÁI XÀ BENG – Một vài suy nghĩ về việc bước chân vào ngành quảng cáo; Chương 14: LÀM RA GIÀY VỚI LÀM RA QUẢNG CÁO GIÀY – Liệu đây có phải là một ngành tuyệt vời không?

Bạn cứ đọc thử dù chỉ một chương trong số đó cũng đủ bị hút cho đến khi không còn chương nào.

Khép cuốn sách này lại, một vài dòng ngẫu nhiên nào đó “vấn vương” tâm trí ta: “Vào những năm 1950, khán giả cả nước (đất nước của tác giả) đều nằm trong bàn tay của ngành công nghiệp quảng cáo” (tr.16); “Trong tất cả các công việc của mình, tôi thấy rằng việc bán quảng cáo và sắp đặt chúng là thú vị nhất” (tr.25); “Ta phải tin rằng cuối cùng rồi mình sẽ nghĩ ra được một ý tưởng tuyệt vời” (tr.47); “Tại sao không sử dụng đài truyền thanh để quảng cáo thứ gì đó khác ngoài bán lẻ ?” (tr.103); “Khi có một sân khấu đa phương tiện để kể một câu chuyện thương hiệu, nó có thể “mời gọi sự tham gia và thường giống như một trò chơi” (Tr.247); “Quảng cáo không có tý logo nào thường là có sức mạnh nhất” (tr.503)…

Sách dày 565 trang khổ lớn, ấn hành bản tiếng Việt tại Hà Nội năm 2017.

Vũ Quang Hào

 

Call Now